BON AMi - 110 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, HCM Website: bacsihangnguyen.com

Hotline: 0902631948

Các bệnh về da thường gặp

Ngày đăng: 25-01-2022 10:54:42

ó thể nói làn da là lớp áo tuyệt vời của cơ thể, không chỉ giúp làm đẹp, làn da còn là lá chắn tự nhiên bảo vệ cơ thể trước những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Một ngày 24 giờ, lúc nào làn da của chúng ta cũng phải chống chọi với nắng, gió, khói bụi, vi khuẩn, vì thế nếu không bảo vệ và chăm sóc da thật tốt, làn da yêu quý sẽ rất dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc phải những căn bệnh ngoài da nguy hiểm. Một số căn bệnh ngoài da sau đây chính là lời cảnh báo cho những ai còn đang thờ ơ với làn da của chính mình đấy!

  1. Nhọt


Là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh

Nguyên nhân

Do vi khuẩn tụ cầu vàng staphylococus aereus

Triệu chứng

Ban đầu là các sẩn nhỏ màu đỏ sưng tấy đỏ ở nang lông sau lan rộng hóa mủ tạo ổ áp xe

Vị trí: đầu, mặt, cổ, lưng, mông, chân, tay

Điều trị

  • Vệ sinh cá nhân
  • Sát khuẩn tại chỗ
  • Không nặn mụn
  • Kháng sinh toàn thân
  • Tiểu phẫu khi vỡ ổ áp xe

2. Chốc lở:Là một bệnh nhiễm trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn

Nguyên nhân Do vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu

Điều trị

  • Ngâm tắm bằng các dung dịch sát khuẩn
  • Kháng sinh
  • Clindamycin
  • Cefuroxime
  • Kháng histamine

3. Bệnh ghẻ Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể.

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei.

Triệu chứng gồm: nổi mụn nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự.

Điều trị

  • Diethylphtale (DEP)
  • Gamma benzen 1%
  • Permethrin 5%
  • Benzoat benzyl 25%
  • Mỡ lưu huỳnh 5 – 10%

3. Mụn cóc Mụn cóc (mụn cơm): Đây không phải là bệnh ung thư mà là do virus papillomavirus gây nên

Điều trị

*Các thuốc bôi tại chỗ (trong điều trị nội khoa)

  • Mỡ salicyle
  • Collomack (acid lactic, acid salicylic, polidocanol)
  • Acid trichloracetic 33%
  • Nitrat bạc 10%
  • Các thuốc trong tổn thương
  • Cimetidin
  • Sulfat kẽm

*Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như: Bằng thủ thuật, Phẫu thuật lạnh, Phẫu thuật bằng laser, Cắt bỏ thương tổn

4. Bệnh zona hay giời leo

Bệnh có tên khoa học là Herpes zoster. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu.

Nguyên nhân

Căn nguyên là một virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella zoster virus (VZV)

Cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu

Điều trị

*Thuốc bôi tại chỗ

  • Millian
  • Castellani
  • Acyclovir

*Toàn thân

  • Acyclovir
  • Famciclovir
  • Valacyclovir

5. Mụn trứng cá

Acne là tình trạng viêm da do tăng tiết bã nhờn và viêm hệ thống nang lông tuyến bã

Triệu chứng

  • Biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như: mụn mủ, mụn bọc, sẩn viêm..
  • Vị trí: nơi tiết nhiều bã nhờn như: mặt, lưng, ngực, tay

Nguyên nhân

  • Tăng tiết bã nhờn
  • Sừng hóa cổ nang lông
  • Vi khuẩn propionibacterium acnes

Các yếu tố liên quan

  • Tuổi
  • Giới tính: nữ gấp đôi nam
  • Thời tiết
  • Nghề nghiệp
  • Stress
  • Chế độ ăn
  • Lạm dụng mỹ phẩm
  • Vệ sinh
  • Dược phẩm: corticoid
  • Bệnh nội tiết: cừng giáp và buồng trứng đa ngăn

Điều trị

*Nguyên lý

  • Giảm tiết bã nhờn
  • Chống sừng hóa cổ tuyến bã
  • Chống nhiễm khuẩn

*Thuốc bôi

  • Retinoid
  • Benzoyl peroxide

*Kháng sinh

  • Toàn thân
  • Clidamycin
  • Isotretinoin
  • Giảm tiết bã nhờn L-cystin
  • Vitamin
  • Tư vấn
  • Hán chế dùng thuốc
  • Rửa mặt bằng xà phòng
  • Hạn chế đường, socola, chất béo
  • Hạn chế làm việc quá sức, stress

6. Hắc lào

Là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn

Nguyên nhân

  • Do các loại nấm sợi gây ra
  • Tổn thương là mụn nước, thành đám tạo thành hình tròn hay hình nhiều cung
  • Tổn thương có xu hướng lành giữa, lan ra xung quanh, ngứa nhiều

Điều trị

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân
  • Tránh mặc quần áo ẩm ướt
  • Tránh tắm xà phòng
  • Dùng các loại thuốc kháng nấm bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân

7. Bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông

Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Nguyên nhân

  • Chủ yếu là do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh
  • Nấm
  • Virus

Yếu tố thuận lợi

  • Da ẩm ướt
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Dùng dược mỹ phẩm gây kích ứng
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Suy thận
  • Chạy thận nhân tạo

Điều trị

  • Dùng các dung dịch sát khuẩn
  • Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ
  • Thuốc dùng toàn thân kháng sinh, kháng nấm
  • Kháng histamine
  • Corticoid

8. Nổi mề đay: là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Nguyên nhân

  • Thức ăn
  • Dược phẩm
  • Côn trùng
  • Hóa chất
  • Vật nuôi
  • Thời tiết

Điều trịKháng histamine H1 + corticoid

9. Bệnh tổ đỉalà bệnh rất hay gặp ở tay, tiếng Anh gọi là Pompholyx, hoặc viêm da mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân thường có cơ địa dị ứng và bệnh thường xảy ra sau khi có stress


Điều trị

  • Dùng thuốc chống khô da, dịu da: urea 10%
  • Chống nhiễm trùng
  • Chống viêm

10. Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.

Điều trị

  • Làm mềm da
  • Chống nhiễm trùng
  • Chống viêm

11. Bệnh vảy nến

Là một bệnh mãn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào dư thừa này do đó những mảng vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến.

Là một bệnh dị ứng tâm thần thần kinh

Điều trị

*Thuốc bôi

  • Acid salicylic
  • Calcipotriol
  • Corticoid
  • Kẽm oxit

*Quang liệu pháp

  • UVA
  • UVB
  • PUVA

*Toàn thân

  • Methotrexat
  • Acitretin
  • Cycloporin
  • Corticoid

Làm gì khi mắc các bệnh ngoài da nói trên?

Không chỉ riêng 10 loại bệnh ngoài da nêu trên, còn vô số các bệnh ngoài da nguy hiểm khác đã và đang đe dọa tàn phá làn da của chúng ta. Vậy nếu chẳng may bạn phát hiện mình đã bị trong những căn bệnh nói trên thì phải làm thế nào?
Câu trả lời là bạn đừng quá lo lắng, trước hết bạn cần xác định rõ cănbệnh ngoài da mà bạn đang gặp phải là gì, nếu không chắc chắn thì hãy đến bác sĩ thăm khám để có sự chẩn đoán cụ thể. Tuân thủ nguyên tắc 3 NÊN và 3 KHÔNG ngay sau đây:


3 NÊN:

Mặc áo chất liệu mềm nhẹ thoáng mát, luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng bị tổn thương vì bệnh ngoài da đúng cách, tốt hơn hết là nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chú trọng thực đơn, tránh các loại thực phẩm làm tình trạng da nặng thêm, đặc biệt là với các bệnh mề đay, dị ứng,…

Đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể, để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý.


3 KHÔNG:

Không tùy tiện gãi, cào hoặc tác động mạnh lên vùng da bệnh, điều đó sẽ khiến bệnh ngoài da thêm trầm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao.

Không tự ý uống thuốc, bôi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, cũng như tuyệt đối không được dùng các loại thuốc tự chế, các phương pháp truyền miệng không có căn cứ khoa học.

Không sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang bị các bệnh ngoài da.


Bài viết liên quan